Hậu quả Trồng rồi lại chặt

Tình trạng trồng - chặt bắt đầu từ việc chạy theo nhu cầu thị trường, khi một loại sản phẩm nông nghiệp đang giai đoạn giá trị cao nhiều nông dân đổ xô mua cây giống về trồng.[8] Việc trồng cây chạy theo giá cả cao và cây bị chặt khi giá cả thị trường loại nông sản đó sụt giảm. Tuy nhiên đã diễn ra hiện tượng giá cả tăng trở lại thì thị trường thiếu hàng, người nông dân thì đã chặt sạch cây trong vườn của họ. Trong năm 2022 nông dân Tiền Giang chặt mít, nhưng sang năm 2023 giá mít tăng trở lại.[1] Tại Bến Tre, chỉ trong vài năm khó khăn, không chỉ giá dừa tuột quá thấp, thương lái cũng không mua hàng nên nhiều nông dân chặt vườn dừa của họ, đến khi giá dừa tăng mạnh trở lại thì lại không có dừa để bán.[27]

Việc giá cả không ổn định, biến động liên tục dẫn đến hệ quả là thói quen ép giá của thương lái, thu mua với giá chênh lệch lớn.[4] Tuy chính quyền có kêu gọi và doanh nghiệp đã có tham gia giữ giá thu mua "giải cứu" nhưng không thể kéo dài quá lâu.[28]

Việc chặt rồi trồng mất rất nhiều thời gian để có thể thu hoạch lại. Chẳng hạn sầu riêng mất từ 4 đến 5 năm thì cây sầu riêng mới đủ mức trưởng thành để thu hoạch. Trong thời gian đó, người nông dân có thể sẽ không có bất kỳ khoản thu nhập nào để trang trải cuộc sống. Các vấn đề khác là kỹ thuật trồng sầu riêng khá cao, chi phí vật tư nông nghiệp rất lớn. Đồng thời rủi ro về dịch bệnh, thiên tai.[3] Măng cụt cũng cần thời gian dài tương ứng, khoảng 5 năm mới có thể cho trái vụ mùa đầu tiên.[19] Đối với vấn nạn của dừa ở Bến Tre vào năm 2012, nhiều ý kiến đưa ra cũng cho thấy, chặt dừa rồi phải chờ rất nhiều năm, trong thời gian đó nông dân sống bằng gì. Việc trồng lại cũng là khoản tốn kém vì đòi hỏi phải có vốn,[28] vốn trồng lại và chi phí chăm sóc trong thời gian dài cho đến khi có thể thu hoạch.

Việc giá cả bấp bênh và tổn thất từ chặt rồi trồng dẫn đến đời sống nông dân trở nên khó khăn, nhất là về y tế, giáo dục.[28]

Trong các trường hợp khác, nông dân tiến hành chặt cây trồng cũ rồi trồng cây trồng mới trên những vùng đất không phù hợp cho cây trồng mới về mặt khí hậu, thổ nhưỡng gây kém chất lượng nông sản và sản lượng thấp.[2][22] Do đó, hiệu quả kinh tế thấp.[2] Nông sản chất lượng kém xuất phát từ nông dân trồng loại cây mới mà họ không chuyên. Một ví dụ, việc trồng thanh long tại Cà Mau, người nông dân chưa làm tốt việc canh tác do không am hiểu kỹ thuật trồng, chăm sóc, chống sâu bệnh nên năng suất thấp, chất lượng quả không cao.[29]

Lợi nhuận lớn của một số nông sản không chỉ khiến người nông dân chặt bỏ cây trong vườn của họ để trồng lại mà thúc đẩy họ đi thuê thêm nhiều đất đai để trồng loại cây đang có giá trị cao. Chẳng hạn việc thuê đất trồng cam từ năm 2012 ở một số tỉnh Vĩnh Long, Hậu Giang.[14]

Khi diện tích trồng của một loại cây nông nghiệp gia tăng dẫn đến sản lượng tăng lên, cung ứng vượt nhu cầu thị trường dẫn đến hàng hóa nông sản tràn ngập[8] và giá cả bắt đầu sụt giảm.[1][5][7][11][4] Thương lái không thu mua hoặc thu mua với giá mua thấp, dẫn đến nông dân bị lỗ do không bù nổi chi phí vật tư nông nghiệp, gồm phân bón, thuốc trừ sâu,...và công lao động.[7] Cuối cùng, nông dân tiến hành chặt bỏ cây trồng và bắt đầu trồng cây trồng khác khi họ thấy sản phẩm của loại cây đó đang được giá trên thị trường. Hiện tượng chạy theo cầu, cung thừa được lặp đi lặp lại dẫn đến việc trồng rồi lại chặt.[1][6] Hiện tượng trồng- chặt liên tục cuối cùng đã đẩy nông dân vào khó khăn khiến nhiều người buộc phải bán đất để thanh toán nợ nần.[12]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trồng rồi lại chặt https://www.sggp.org.vn/bao-gio-thoat-khoi-vong-la... https://thanhnien.vn/binh-phuoc-lo-ngai-tinh-trang... https://quochoitv.vn/tieu-diem-chuyen-doi-cay-tron... https://vtc.vn/nong-dan-o-at-bo-lua-trong-sau-rien... https://danviet.vn/vi-sao-nong-dan-tien-giang-o-at... https://vtv.vn/kinh-te/thanh-long-ruot-do-di-nhat-... https://vov.vn/kinh-te/chat-bo-thanh-long-o-ba-ria... https://vov.vn/kinh-te/vi-dang-cay-lam-giau-post93... https://thanhnien.vn/o-at-don-bo-mang-cut-18576751... https://thanhnien.vn/o-at-chat-tieu-trong-chuoi-ca...